Diện mạo tương lai của siêu đại đô thị ESG tại Cần Giờ

Cần Giờ, huyện biển duy nhất của TP HCM, hiện có mật độ dân số thấp nhất thành phố với khoảng 73.000 người, tương đương 106 người/km². Nền kinh tế địa phương chủ yếu dựa vào các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, chưa hình thành các khu công nghiệp lớn và còn hạn chế về hạ tầng kết nối.

Thoát thế “hẻm cụt” nhờ loạt dự án nghìn tỷ

Tình trạng này dự kiến sẽ thay đổi khi TP HCM triển khai hàng loạt dự án hạ tầng trọng điểm từ năm 2024. Các công trình được kỳ vọng sẽ tạo bước đệm quan trọng, mở ra cơ hội phát triển cho khu vực Cần Giờ. Theo GS.TS. Đặng Hùng Võ, nếu phát triển thành công khu vực biển Cần Giờ thành điểm trung chuyển quốc tế trên tuyến giao thương Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương, TP HCM sẽ gia tăng tiềm năng hội nhập kinh tế toàn cầu.

Cách trung tâm TP HCM khoảng 50 km, Cần Giờ sở hữu đường bờ biển dài 23 km và tổng diện tích hơn 71.300 ha, trong đó hơn 70% là rừng ngập mặn và hệ thống sông rạch.

Hạ tầng giao thông đóng vai trò then chốt trong phát triển kinh tế, song hiện tại, đường Rừng Sác vẫn là tuyến đường duy nhất kết nối Cần Giờ với trung tâm thành phố. Tuyến đường dài khoảng 36 km, rộng 4-6 làn xe, băng qua khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.

Việc TP HCM đầu tư loạt dự án hạ tầng nghìn tỷ đồng sẽ giúp huyện biển này thoát khỏi thế “hẻm cụt”, đồng thời cộng hưởng với khu đô thị ESG đang hình thành, đưa Cần Giờ trở thành vùng đệm kết nối các trung tâm kinh tế lân cận.

Trong đó, cầu Cần Giờ – công trình giao thông chiến lược với tổng mức đầu tư hơn 10.000 tỷ đồng – sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ trung tâm TP HCM xuống Cần Giờ từ gần hai giờ còn chưa tới 30 phút. Cầu Cần Giờ có tổng chiều dài khoảng 7,3 km, bắc qua sông Soài Rạp, nối từ đường 15B (song song với Huỳnh Tấn Phát, huyện Nhà Bè) sang đường Rừng Sác (Cần Giờ), với tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 10.500 tỷ đồng.

Ngoài ra, tuyến đường sắt đô thị tốc độ cao Cần Giờ dài gần 49 km sẽ kết nối quận 7 với khu đô thị lấn biển Cần Giờ. Tuyến bắt đầu từ đại lộ Nguyễn Văn Linh (quận 7), chạy theo đường Nguyễn Lương Bằng, vượt sông đến đường Rừng Sác và kết nối với khu đô thị lấn biển. Tuyến này dự kiến liên thông với Metro số 4 (depot Nhị Bình, Hóc Môn – khu đô thị Hiệp Phước, Nhà Bè) và được nghiên cứu triển khai giai đoạn 2025–2028 do Vingroup đầu tư.

Tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành, dài khoảng 58 km, cũng sẽ đóng vai trò quan trọng. TP HCM dự kiến xây dựng nút giao thông trực tiếp từ cao tốc xuống đường Rừng Sác, giúp Cần Giờ kết nối nhanh chóng với Long An, Đồng Nai và sân bay Long Thành mà không cần qua trung tâm TP HCM.

Bên cạnh đó, thành phố tập trung phát triển các cảng biển, trung tâm logistics và du lịch sinh thái ven biển, tạo nên hệ sinh thái kinh tế biển toàn diện.

Cực tăng trưởng mới của TPHCM

Những dự án hạ tầng chiến lược này sẽ nâng cao khả năng kết nối liên vùng, thay đổi diện mạo Cần Giờ và hình thành mũi nhọn kinh tế biển mới cho TP HCM.

PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, nhận định các dự án hạ tầng mới, kết hợp với khu đô thị lấn biển Vinhomes Green Paradise, sẽ kết nối Cần Giờ với Bà Rịa – Vũng Tàu và Long An theo trục ven biển. “Cần Giờ đang khẳng định sự kết nối hoàn toàn mới, đánh thức tiềm năng cả vùng bờ biển”, ông chia sẻ.

PGS.TS Trần Đình Thiên cũng nhấn mạnh, khả năng kết nối này sẽ thúc đẩy chuyển động liên ngành, kéo theo sự phát triển toàn diện dựa trên nền tảng công nghệ cao, đồng thời thu hút nhân tài và giới thượng lưu. Ông cho rằng khu đô thị lấn biển Cần Giờ sẽ đóng vai trò then chốt, dẫn dắt sự chuyển mình của toàn khu vực.

Đồng quan điểm, GS.TS. Đặng Hùng Võ phân tích, Cần Giờ vốn là cửa ngõ ra biển duy nhất của TP HCM, đóng vai trò chiến lược khi thành phố nằm giữa hai vùng kinh tế trọng điểm: Đông Nam Bộ – trung tâm công nghiệp, và Tây Nam Bộ – vựa lúa lớn nhất cả nước. Theo ông, TP HCM cần tập trung phát triển dịch vụ biển – lĩnh vực giàu tiềm năng nhưng còn chưa được khai thác xứng tầm.

Trong bối cảnh đó, GS.TS. Đặng Hùng Võ tin rằng dự án đô thị biển của Vingroup sẽ tạo nên một cảnh quan độc đáo chưa từng có. Nếu phát triển thành công kinh tế biển và trở thành siêu đô thị cấp quốc tế, TP HCM có thể lấy lại vị thế địa kinh tế từng có so với Bangkok và Singapore, trở thành điểm trung chuyển quan trọng trên tuyến Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương.

Những thay đổi này sẽ giúp TP HCM và Cần Giờ bứt phá, phát huy toàn bộ tiềm năng, thoát khỏi hình ảnh “ngọc trong đá”.

PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Thủy sản Việt Nam, nhận định sự ra đời của đô thị biển Cần Giờ sẽ hình thành cực phát triển kinh tế biển mới. Khi TP HCM sáp nhập tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đây sẽ trở thành khu vực có thế mạnh nổi bật về kinh tế biển, thúc đẩy tổ chức lại không gian phát triển biển và ven biển của thành phố.

Vinhomes Green Paradise – khu đô thị quy mô 2.870 ha – được định vị theo mô hình ESG, hướng tới kiến tạo đô thị xanh, bền vững và toàn diện. Khu đô thị hài hòa giữa không gian sống hiện đại và yếu tố thiên nhiên, quy hoạch đồng bộ các hạng mục như tổ hợp giải trí, khu nghỉ dưỡng ven biển, nhà hát, sân golf, biển hồ nhân tạo… Đặc biệt, tòa tháp biểu tượng cao 108 tầng tại mũi Hải Đăng sẽ trở thành dấu ấn mới về kiến trúc và công nghệ xanh của Việt Nam trên bản đồ quốc tế.

Một điểm nhấn khác của Vinhomes Green Paradise là hệ thống giao thông xanh, ưu tiên cho xe điện, xe đạp và người đi bộ, hạn chế tối đa khí thải động cơ. Hạ tầng kỹ thuật hiện đại như cấp thoát nước tuần hoàn, năng lượng mặt trời, chiếu sáng tự nhiên và lưới điện ngầm thông minh sẽ tạo nên một đô thị “carbon thấp”, bền vững về môi trường, tối ưu chi phí vận hành. Đặc biệt, dự án sẽ phát triển hệ thống điện gió ngoài khơi cách bờ 10 km, cung cấp điện sạch cho siêu đô thị và mở ra tương lai xanh cho khu vực.

Không chỉ dừng lại ở phát triển đô thị, Vinhomes Green Paradise còn gắn kết chặt chẽ giữa phát triển và bảo tồn thiên nhiên. Dự án đảm bảo không xâm phạm vùng lõi khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, giữ nguyên hành lang xanh tự nhiên và hệ sinh thái biển.

Cam kết phát triển bền vững còn được thể hiện qua việc Vingroup hợp tác với Boston Consulting Group (BCG) – tập đoàn tư vấn quản lý hàng đầu thế giới – để tư vấn chiến lược cho Vinhomes Green Paradise. Các bước triển khai dự án được thực hiện bài bản, khảo sát kỹ lưỡng, công khai thông tin và tham vấn cộng đồng, cho thấy ESG được lồng ghép xuyên suốt từ thiết kế đến vận hành đô thị.

Sự đồng bộ giữa chiến lược phát triển hạ tầng công và đầu tư tư nhân theo tiêu chuẩn ESG đang hình thành một hình mẫu đô thị mới cho TP HCM – nơi thiên nhiên, con người và công nghệ phát triển hài hòa. Từ một vùng đất trũng bị lãng quên, Cần Giờ đang từng bước trở thành đô thị vệ tinh kiểu mẫu, góp phần đưa TP HCM vươn tới tầm cao mới trong kỷ nguyên kinh tế xanh.

0/5 (0 Reviews)
Bà Rịa – Vũng Tàu Hợp Tác Chiến Lược với Sun Group Triển Khai Loạt Dự Án Quan Trọng

Tại buổi họp báo, ông Hoàng Vũ Thảnh, Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Bà…

Chi tiết
5 lý do Blanca City Sun Group Vũng Tàu thu hút nhà đầu tư năm 2025

Blanca City – dự án bất động sản cao cấp của Sun Group tại Vũng…

Chi tiết
Vũng Tàu: Từ Thành Phố Ven Biển Đến Trung Tâm Kết Nối Mới

Vũng Tàu đang đứng trước một bước ngoặt lớn trong quá trình phát triển, nhờ…

Chi tiết